Người bán hàng livestream sợ gì nhất
Câu hỏi này không chỉ người bắt đầu bán livestream và cả người bán livestream lâu năm cũng gặp phải. Trả lời được câu hỏi này bạn sẽ định hướng được con đường bán hàng livestream của mình.
Bán hàng livestream trên Facebook.
Bán livestream nói riêng hay bán hàng nói chung thì luôn có rủi ro, người bán hàng cần nắm những rủi ro này để tìm cách tránh hoặc hạn chế. Hình thức bán hàng nào càng tiện lợn, càng lợi nhuận thì rủi ro càng nhiều. Bán hàng livestream vì vậy có khá nhiều rủi ro mà chúng tôi xin liệt kê để bạn có thể nắm.
Bài viết này chủ yếu nói về livestream trên Facebook, bán hàng trên các nền tảng khác có thể khác nhưng chung qui lại cũng tương tự nhau.
Livestream mà không có ai xem
Điều kiện đầu tiên để bán được hàng qua livestream thì phải có người xem. Không có người xem hoặc người xem ít thì chắc chắn bạn sẽ không bán được nhiều hàng. Đây là vấn đề ai cũng gặp phải khi bắt đầu bán livestream và cũng nhiều người đã bỏ cuộc vì mắt xem không tăng nổi sau một thời gian chiến đấu.
Mắt xem - yếu tố quan trọng bán hàng livestream.
Để có người xem thì có nhiều cách phát live trên trang/profile/group đã có sẵn nhiều người quan tâm (follow) hoặc chạy quảng cáo hoặc nhờ người xem chia sẻ để tặng quà khuyến mãi. Cũng có nhiều người sử dụng các hình thức tăng mắt ảo, comment chim mồi để tạo hiệu ứng, mua các gói share livestream để thu hút thêm người xem... Dù bạn có làm cách gì đi chăng nữa thì nó cũng chỉ là thứ yếu, thứ chính là livestream của bạn phải thu hút, mặt hàng của bạn phải chất lượng, giá hợp lý thì người dùng mới ở lại và có khả năng mua hàng.
Cũng có khi Facebook phạt hoặc bóp tương tác dẫn đến Livestream bạn trước đây thì có nhiều mắt xem giờ thì lại ít mắt xem, livestream ít được đề xuất dẫn đến nhiều người biết tới.
Livestream không ra được đơn
Livestream không có mắt xem thì không nói nhưng livestream có mắt xem thật nhưng lại ít người chốt đơn - nếu tình trạng này tiếp diễn nhiều lần thì người xem sẽ nhanh chóng nhàm chán livestream của bạn họ sẽ rời đi và không trở lại ở những lần sau nữa. Bạn phải xem lại vì sao người xem không mua: về giá, về mặt hàng hay cách mời gọi mua hàng.
Livestream mà không ra được đơn hàng.
Hãy thử tặng quà, khuyến mãi, giảm giá để có những đơn đầu tiên nó sẽ làm bạn phấn chấn và livestream bạn đỡ không khí ế ẩm. Có nhiều Shop cũng sử dụng những comment chốt đơn ảo để tạo hiệu ứng - nhưng cách này nên cân nhắc khi sử dụng và hạn chế sử dụng khi bạn đã ra được đơn.
Tỉ lệ hoàn đơn cao
Bạn đi được đơn nhưng tỉ lệ hoàn lại cao. Hoàn đơn có thể do khách không hài lòng về sản phẩm hoặc bom hàng. Rất nhiều Shop không gồng gánh nỗi lỗ từ tỉ lệ hoàn đơn. Để giảm tỉ lệ hoàn đơn thì cả một quá trình phức tạp và sống còn của Shop. Hãy tìm mọi cách để tỉ lệ hoàn có thể chấp nhận được và luôn cố gắng để giảm xuống thấp nhất.
Tỉ lệ hoàn đơn - kẻ thù giết chết Shop.
Bom hàng
Bom hàng là nổi ám ảnh bất cứ ai bán livestream. Bạn sẽ mất tiền ship, dòng hàng sẽ bị kẹt người cần mua thì không có, người bom thì không lấy. Người bom hàng có thể là đối thủ của bạn hoặc đơn giản một khách hàng muốn phá quấy.
Bom hàng - nổi khổ không của riêng ai bán livestream.
Để chống bom hàng thì chỉ có cách xác định người bom hàng để tránh không chốt đơn, giao hàng cho người này, nhưng cách này cũng chỉ tương đối vì số điện thoại hay Facebook đều dễ thay đổi. Ngoài ra cũng có shop yêu cầu cọc tiền mới giao hàng nhưng cách này cũng khó áp dụng vì đa số khách mua hàng điều thích COD, thích kiểm tra hàng rồi mới trả tiền.
Bạn cần hệ thống dự báo bom hàng, dự đoán bom hàng khi gọi điện chốt đơn, làm việc tốt từng khâu, nhất là khâu giao hàng để hạn chế tình trạng bom hàng.
Cướp khách, cướp đơn
Với đặc điểm bán hàng livestream trên Facebook là người mua thường để lại SĐT để mua hàng sau đó Shop sẽ gọi điện chốt đơn. Đối thủ của bạn có thể lấy được SĐT trong bình luận rồi họ tiến hành gọi điện chốt đơn trước, có khi họ còn giả dạng chính shop bạn để chốt đơn. Đây là điểm yếu của nền tảng bán livestream trên Facebook không có cách khắc phục nào là triệt để. Bạn có thể ẩn bình luận để hạn chế hoặc yêu cầu người mua inbox để mua hàng, công bố số điện thoại chốt đơn chính chủ, cảnh báo tình trạng cướp đơn tới tất cả người mua để họ cảnh giác.
Cướp đơn - chuyện thường ngày bán livestream.
Facebook chặn, khoá, cấm, bóp tương tác
Bản chất nền tảng livestream của Facebook không dành cho bán hàng, chúng ta bán hàng trên đó thì đang lạm dụng. Livestream bán hàng đem lại phiền phức cho Facebook nhiều hơn lợi ích đơn cử là Facebook không thu được tiền quảng cáo, Facebook phải tốn rất nhiều tài nguyên để phục vụ livestream, người dùng Facebook chung chung họ đều không thích livestream bán hàng... Vì vậy hiện nay Facebook đang bóp dần livestream bán hàng bằng nhiều cách như chặn, cấm, bóp tương tác. Những thuật toán gắt gao của Facebook ngày một khắc nghiệt hơn ở mảng bán hàng livestream.
Facebook ngày một thắt chặc bán hàng livestream.
Thử hỏi một Fanpage bạn xây dựng nhiều năm, có hàng trăm ngàn lượt theo dõi để bán hàng livestream bỗng nhiên bị chặn livestream thì công sức coi như đổ sông, đổ bể. Lý do để facebook chặn ngày một nhiều và nhiều khi cũng không cần một lý do rõ ràng. Một khi Facebook đã áp dụng biện pháp trừng phạt thì rất khó khăn để kháng cáo hay yêu cầu hỗ trợ từ facebook.
Hợp pháp hoá bán hàng livestream
Gần đây rất nhiều Shop bị bắt, thu giữ hàng hoá... nguyên nhân chính là mặt hàng fake thương hiệu, không chứng từ, không nguồn gốc, không đóng thuế.
Truy quét các kho hàng lậu.
Khi bạn làm càng lớn thì sóng gió càng to. Rất khó để hợp pháp hoá hoàn toàn quá trình bán hàng livestream nhưng bạn cần làm những điều nhỏ nhất, những việc có thể làm thì phải làm, nói không với hàng kém chất lượng, giả thương hiệu được bảo hộ.
Chi phí cao
Bán livestream chi phí không hề rẻ hơn các hình thức bán hàng khác, tuy không chịu chị phí mặt bằng như bán hàng ở cửa hàng nhưng bạn phải chịu hàng loạt chi phí khác như quảng cáo, nhân lực chốt đơn, thuê hệ thống chốt đơn, chi phí hoàn đơn, bom hàng cao... Lúc đầu bán hầu như ai cũng phải gồng lỗ để lấy lượt follow của khách xem về sau mới tính đến lợi nhuận.
Đòi hỏi am hiểu công nghệ
Nếu bạn muốn bán chuyên nghiệp, chốt số lượng đơn lớn hàng tháng thì bạn phải am hiểu và áp dụng công nghệ, có nhiều shop còn thuê cả đội ngũ IT hậu cần đằng sau. Những kiến thức về livestream Facebook, chạy quảng cáo, tăng tương tác cho đến nghiệp vụ chốt đơn, gọi điện chốt đơn, đẩy đơn vị giao hàng, xử lý hàng hoàn... đều đòi hỏi công nghệ.
Chủ shop bán livestream phải có đội ngũ am hiểu công nghệ.
Khi bạn áp dụng tốt công nghệ vào quá trình bán hàng bạn sẽ thấy dây chuyền sẽ hoạt động mượt mà mà không cần tốn nhiều thời gian và nhân lực, ngược lại nếu bạn vẫn duy trì cách bán thủ công, kém công nghệ thì khối lượng công việc sẽ rất nặng khi số khách hàng và số đơn bạn tăng cao. Tóm lại thiếu công nghệ bạn sẽ không đi xa và đi nhanh được.
Tổng kết
Những nỗi lo lắng trên có thể tùy vào mỗi shop mà khác nhau nhưng hầu hết ai cũng gặp phải và họ phải tìm cách vượt qua. Đến nay bán hàng livestream vẫn sống được và sống tốt vì vậy khó khăn luôn có hướng giải quyết, bạn phải chọn đúng con đường đi và chịu đi thì tất yếu sẽ thành công.
Hệ thống hỗ trợ bán hàng livestream ShopLive của chúng tôi hiểu được những khó khăn người bán livestream gặp phải vì vậy chúng tôi cố gắng hết sức để khắc phục những khó khăn này bằng công nghệ. Hệ thống được tối ưu về quy trình, bảo mật về thông tin, tự do về nội dung... những yếu tố này nhằm khắc phục hoặc hạn chế một phần những khó khăn trên.
Bán hàng livestream hay bán hàng kiểu gì đi nữa đều có khó khăn vấn đề là người ta bán được thì mình sẽ bán được và mình sẽ bán tốt hơn nữa. Với chút kinh nghiệm ít ỏi chúng tôi xin nêu ra một số ý kiến hi vọng bạn tiếp thu và áp dụng.
Chúc Shop buôn may bán đắt, ShopLive.
Tác giả: Admin | Đăng lúc: 05/05/21 14:12 | Lần sửa cuối: 05/05/21 14:12 | Số lượt xem: 13,206